Blog

Top 8 Loại Chấn Thương Chân Khi Đá Bóng Thường Gặp Nhất Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Bóng đá là môn thể thao ẩn chứa nhiều nguy cơ chấn thương chân. Những chấn thương này không chỉ gây đau đớn mà còn có thể ảnh hướng lâu dài đến sức khoẻ và khả năng thi đấu. Trong bài viết này, Làm Đẹp Khỏe sẽ cung cấp cho bạn thông tin về top 8 loại chấn thương chân khi đá bóng thường gặp và cách xử lý hiệu quả nhất, giúp bạn có thể nhanh chóng phục hồi và quay trở lại sân bóng.

Top 8 Các chấn thương thường gặp trong bóng đá

Trong bóng đá, các cầu thủ phải vận động liên tục và thực hiện những động tác kỹ thuật phức tạp, điều này dẫn đến nguy cơ chấn thương bóng đá rất cao. Hiểu rõ về những tai nạn trong bóng đá này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn, phòng tránh và xử lý kịp thời khi gặp phải. Dưới đây là danh sách 8 loại chấn thương chân khi đá bóng phổ biến nhất:

Bong gân

Bong gân có nghĩa là gây tổn thương dây chằng do va chạm mạnh hoặc vận động quá mức, dẫn đến dây chằng bị giãn hoặc rách. Dấu hiệu của bong gân bao gồm sưng viêm, bầm tím và đau nhói tại vị trí chấn thương như cổ chân, mắt cá chân, đầu gối.

Bong gân
Bong gân có nghĩa là gây tổn thương dây chằng do va chạm mạnh

Trật khớp

Trật khớp là gây tổn thương và sai lệch các khớp ra khỏi vị trí ban đầu, kèm theo sưng to, đau dữ dội, và khó co duỗi khớp. Nguyên nhân gây ra trật khớp hay chấn thương cổ chân khi đá bóng thường do té ngã, va chạm mạnh hoặc đổi hướng đột ngột khi di chuyển.

Trật khớp
Trật khớp là gây tổn thương và sai lệch các khớp ra khỏi vị trí ban đầu

Giãn dây chằng khớp gối

Giãn dây chằng khớp gối sẽ gây đau dữ dội, sưng to và có nguy cơ làm khớp gối lỏng lẻo, hư tổn sụn chêm và sụn mặt khớp. Chân thương này thường xảy ra khi chuyển động tốc độ cao, xoay vặn gối thường xuyên hoặc thay đổi hướng đột ngột.

Giãn dây chằng khớp gối
Giãn dây chằng khớp gối sẽ gây sưng to và có nguy cơ làm khớp gối lỏng lẻo

Nứt hay rạn xương

Nứt hay rạn xương là vết nứt nhỏ trong xương do chịu lực lớn từ cường độ tập luyện nặng. Đây là một trong những chấn thương chân khi bóng thường gặp ở xương chày và xương bàn chân của cầu thủ.

Nứt hay rạn xương
Nứt hay rạn xương là vết nứt nhỏ trong xương do chịu lực lớn

Đau thắt lưng cột sống

Đau thắt lưng cột sống gây sai lệch đốt sống lưng và tăng áp lực lên đĩa đệm, có thể dẫn đến đau lưng mãn tính và tê lan xuống mông và chân. Nguyên nhân gây ra chấn thương này là do lực xoay hoặc nghiêng người quá mạnh khi di chuyển.

Đau thắt lưng cột sống
Đau thắt lưng cột sống gây sai lệch đốt sống lưng và tăng áp lực lên đĩa đệm

Chấn thương cơ đùi sau (hamstring)

Chấn thương cơ đùi sau còn gọi là hamstring, làm đau đột ngột và dữ dội ở mặt sau đùi, có thể gây đứt hoặc rách cơ. Loại chấn thương chân khi đá bóng này xảy ra do sự co nhanh hoặc lực căng quá mạnh của cơ gân kheo khi di chuyển liên tục với tần suất nhanh.

Chấn thương cơ đùi sau hamstring
Chấn thương cơ đùi sau làm đau đột ngột và dữ dội ở mặt sau đùi

 Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân sẽ gây đau nhói ở phần mặt dưới xương gót do áp lực lớn và kéo dài lên cân gan bàn chân. Đây là một trong những chấn thương chân khi đá bóng có thể trở thành mãn tính, nếu không điều trị kịp thời.

viêm cân gan chân
Đau nhói ở phần mặt dưới xương gót do viêm cân gan chân gây ra

Viêm gân gót chân Achilles (A-sin)

Viêm gân gót chân Achilles là tình trạng gân Achilles chịu áp lực quá mức, gây tổn thương vùng gót chân. Nếu không được điều trị đúng cách, chấn thương chân khi đá bóng này có thể dẫn đến biến dạng gân/xương gót và nguy hiểm nhất là dẫn đến rách hoặc đứt gân gót.

Viêm gân gót chân Achilles
Viêm gân gót chân Achilles là tình trạng gân Achilles chịu áp lực quá mức

Cách tự xử lý tại nhà khi gặp phải chấn thương

Khi gặp phải chấn thương chân khi đá bóng, việc đầu tiên cần làm là sơ cứu đúng cách. Bạn có thể tham khảo các phương pháp RICE để xử lý các chấn thương bóng đá như bong gân và trật khớp:

  • Nghỉ ngơi (Rest): Hạn chế vận động và nghỉ ngơi để giảm đau và cho phép các tổn thương có thời gian phục hồi. Đây là một trong những cách giảm đau chân khi đá bóng cơ bản nhất mà nhiều cầu thủ đã áp dụng.
  • Chườm lạnh (Ice): Sử dụng túi chườm lạnh áp lên vùng chấn thương trong 24 giờ đầu để giảm sưng và đau. Mỗi lần chườm kéo dài khoảng 20-30 phút, cách nhau 3-4 giờ, và tiếp tục lặp lại trong 2-3 ngày sau chấn thương.
  • Băng bó (Compression): Băng khu vực bị thương để cố định khớp và dây chằng, nhưng không nên băng quá chặt để đảm bảo máu vẫn lưu thông tốt.
  • Nâng cao (Elevation): Kê cao vị trí chấn thương bằng cách đặt gối dưới chân, giúp giảm sưng và viêm, đồng thời tăng tốc độ phục hồi.
cách tự xử lý tại nhà khi gặp phải chấn thương
Xử lý các chấn thương bóng đá với phương pháp RICE

Nếu chấn thương nghiêm trọng, như khi khớp trở nên lỏng lẻo, không thể cử động, hoặc nếu có dấu hiệu sốt hoặc tình trạng xấu đi sau 48 giờ, cần gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Kết luận

Bóng đá là môn thể thao tuyệt vời mang lại nhiều niềm vui và lợi ích sức khỏe, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương. Chấn thương chân là một trong những tai nạn bóng đá không thể tránh khỏi trong bóng đá. Hy vọng những thông tin trên về các loại chấn thương chân khi đá bóng phổ biến và cách xử lý ban đầu, giúp bạn giảm thiểu nguy cơ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng và nhanh chóng quay trở lại sân cỏ.

Tin liên quan

Back to top button