Blog

Top 7 Loại Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp Trong Thể Thao Và Cách Điều Trị

Chấn thương đầu gối là một tình trạng bệnh lý thường gặp trong đời sống, nhất là với những người hay chơi thể thao. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, tổn thương này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để cùng Làm Đẹp Khỏe tìm hiểu chi tiết về các dạng chấn thương gối và phương pháp điều trị hiệu quả nhé!

Đối tượng nào dễ bị chấn thương đầu gối?

Đối tượng nào dễ bị chấn thương đầu gối
Một số đối thương dễ gặp các chấn thương liên quan đến khớp gối

Chấn thương khớp gối là dạng tổn thương có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên ở một số nhóm người nhất định, xác suất gặp phải tình trạng này sẽ cao hơn, cụ thể:

  • Vận động viên: Đo cường độ tập luyện nặng và thường xuyên với những động tác mạnh, xoay khớp gối đột ngột.
    Người béo bì, thừa cân: Khớp gối phải chịu áp lực lớn để giữa thăng bằng cơ thể trong quá trình di chuyển.
  • Người ít vận động: Cơ bắp và dây chằng xung quanh khớp gối sẽ bị yếu đi. Do đó khi nhóm người này tham gia vào các hoạt động thể thao thì rất dễ bị dính chấn thương.
  • Người cao tuổi: Bộ phận khớp gối, dây chằng đã bị lão hóa, dễ bị tổn thương khi hoạt động mạnh.

Top 7 chấn thương khớp gối thường gặp nhất hiện nay

Mặc dù gọi chung là chấn thương đầu gối nhưng tình trạng bệnh lý này được chia thành rất nhiều dạng tổn thương khác nhau. Dưới đây là danh sách 7 chấn thương về khớp gối thường gặp dành cho bạn tham khảo.

Chấn thương chằng chéo trước

Đây là một trong những dạng chấn thương thường gặp trong thể thao, xảy ra khi dây chằng chéo trước bị rách do thay đổi hướng đột ngột hoặc tiếp đất sai tư thế. Nếu gặp phải tình trạng này thì khả năng di chuyển cường độ cao như chạy, nhảy của người bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Chấn thương chằng chéo trước
Chấn thương chằng chéo trước thường gặp phải khi chơi thể thao

Chấn thương dây chằng chéo sau

So với dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau có kích thước khá lớn, tuy nhiên lại ít tham gia vào quá trình hạn chế chuyển động của khớp gối. Chính vì lẽ đó mà các chấn thương ở vị trí này thường rất hiếm khi xảy ra. Dẫu vậy đây là một bệnh lý nguy hiểm, khiến nhiều người phải tiến hành phẫu thuật khớp gối.

Chấn thương dây chằng bên

Nếu chỉ hoạt động thể thao bình thường thì các dây chằng bên rất hiếm ít xảy ra tổn thương, cùng lắm chỉ là đụng dập, phù nề. Tuy nhiên trong những trường hợp gặp phải chấn thương nặng như đứt 1 hoặc cả 2 thì việc di chuyển của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Thậm chí là mất đi khả năng thăng bằng, đi đứng trong một khoản thời gian.

Rách sụn chêm (Meniscus tear)

Đây là một trong những dạng chấn thương đầu gối thường xuyên xảy ra. Nếu chỉ là tổn thương rách sụn nhỏ tại những vùng giàu mạch nuôi thì chúng có thể tự lành sau khoảng 6 tuần điều trị đúng cách. Trong trường hợp chấn thương tại các vị trí khó liền thì người bệnh cần phải tham gia các cuộc phẫu thuật nội soi để khâu lại các vết rách.

Trật khớp gối

Trật khớp gối là một trong những dạng tổn thương rất hiếm gặp bởi cấu tạo liên kết vững chắc bằng hệ thống gân cơ, dây chằng, bao khớp của đầu gối. Tuy nhiên đây lại là tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây tổn thương đến mạch máu, hệ thần kinh,… dẫn đến trường hợp phải tháo khớp. Thông thường, trật khớp gối sẽ chỉ xảy ra khi người bệnh gặp phải TNGT, va chạm mạnh,…

Trật khớp gối
Trật khớp gối là dạng tổn thương vô cùng nghiêm trọng

Gãy xương vùng khớp gối

Khớp gối được cấu tạo từ 3 loại xương: xương chày, xương đùi và xương bánh chè. Tất cả những chấn thương phần mềm đầu gối đều có thể gây ra nguy cơ gãy xương. Khi gặp phải tình trạng này thì người bệnh cần phải thực hiện phẫu thuật ngay lập tức để đảm bảo nhanh chóng phục hồi, tránh những di chứng về sau này.

Chấn thương bong điểm bám gân/dây chằng

Chấn thương này thường xảy ra khi gân hoặc dây chằng tách khỏi điểm bám trên xương, dẫn đến tình trạng đầu gối bị sưng vù. Các dạng tổn thương thường gặp có thể kể đến như bong điểm bám dây chằng chéo trước/dây chằng chéo sau, bong điểm bám dây chằng bên trong/ngoài, bong điểm bám gân bánh chè.

Nguyên nhân phổ biến gây ra các chấn thương đầu gối

Đối với các chấn thương liên quan đến đầu gối, nguyên nhân sẽ được phân thành hai loại là trực tiếp và gián tiếp.

nguyên nhân gây chấn thương đầu gối
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải chấn thương đầu gối

Nguyên nhân trực tiếp

Các nguyên nhân trực tiếp gây chấn thương liên quan đến đầu gối như:

  • Gặp phải TNGT.
  • Bị ngã đập đầu gối xuống đất.
  • Chấn thương do chơi thể thao.

Nguyên nhân gián tiếp

Các chấn thương khớp khối gián tiếp bao gồm:

  • Thay đổi tư thế xoay người đột ngột.
  • Dừng lại đột ngột khi đang di chuyển với tốc độ cao.
  • Tiếp đất từ độ cao lớn.

Phương pháp chẩn đoán chấn thương gối thường được áp dụng

Việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra chấn thương đầu gối trước khi thăm khám là một bước vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể xác định chính xác dạng tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 2 cách chẩn đoán chấn thương gối phổ biến hiện nay.

phương pháp chẩn đoán chấn thương
Một số phương pháp chẩn đoán chấn thương gối phổ biến

Khai thác tiền sử, bệnh án và khám lâm sàng

Khi thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ sẽ khai thác chi tiết về tiền sử bệnh án của người bệnh, cụ thể:

  • Xác định thời gian xuất hiện các cơn đau.
  • Chẩn đoán nguyên nhân gây ra các chấn thương: đột ngột thay đổi tư thế, va chạm mạnh, chơi thể thao,…
  • Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng: chấn thương có bị phù không, có sự sai lệch về vị trí khớp hay không, người bệnh có mất khả năng di chuyển hay không,…

Chẩn đoán hình ảnh

Sau khai thác tiền sử, bệnh án và khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh để xác định mức độ tổn thương và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Chụp phim Xquang quy ước

Chụp phim Xquang quy ước với hai thứ thế thẳng và nghiêng nhằm đánh giá chính xác tình trạng hiện tại của đầu gối. Xác định có bong chỗ bám dây, đứt dây chằng, rạn xương, gãy mâm chày,….

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng sẽ cho người bệnh thấy rõ được tình trạng chấn thương đầu gối cũng như các bất thường về phần mềm. Thông thường, phương pháp chẩn đoán này sẽ được sử dụng sau chấn thương khoảng 2 – 3 tuần, khi đầu gối đã bớt phù nề và không còn tích tụ máu.

Phương pháp điều trị

phương pháp điều trị
Các phương pháp điều trị chấn thương gối hiệu quả

Một số phương pháp điều trị chấn thương khớp gối kịp thời mà người dùng cần ghi nhớ.

Sơ cứu chấn thương gối

Nguyên tắc cơ bản trong việc sở cứu, xử lý các chấn thương liên quan đến đầu gối đó chính là không làm tình trạng bệnh xấu đi.

  • Với các vết thương nặng như trật khớp, gãy xương, người bệnh tuyệt đối không được tự ý kéo nắn. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
  • Với các vết thương hở, hay sử dụng băng gạc, vải sạch buộc vào vết thương để cầm máu. Không nên sử dụng các loại lá, thuốc lào để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Với các chấn thương đầu gối nhẹ, hãy sử dụng các công cụ nẹp để cố định khớp gối.

Điều trị không phẫu thuật

Với những tổn thương nhẹ hoặc người bệnh đã có tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp điều trị RICE kết hợp sử dụng nẹp để vết thương tự lành. Trong quá trình này, bạn sẽ phải tham gia các buổi phục hồi chức năng – vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cơ chân, cải thiện khả năng vận động.

Phẫu thuật

Đối với những bệnh nhân gặp phải chấn thương khớp gối nghiêm trọng, bác sĩ sẽ vạc ra phác đồ điều trị và yêu cầu thực hiện phẫu thuật. Đây là cách nhanh nhất để chấn thương có thể bình phục và không để lại những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng chấn thương đầu gối

biến chứng chấn thương đầu gối
Chấn thương phần gối có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Chấn thương khớp gối nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến một số di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng vận động.

  • Thoái hóa khớp gối gây ra tình trạng đau nhức, di chuyển khó khăn, dần mất đi khả năng vận động.
  • Viêm khớp, cứng khớp khiến người bệnh đau nhức dai dẳng, sưng tấy, mẩn đỏ,…
  • Chấn thương gối dễ dẫn đến tình trạng yếu cơ do tổn thương các cơ xung quanh.
  • Mất khả năng vận động là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng tổn thương khớp gối.

Cách phòng tránh chấn thương gối

cách phòng tránh chấn thương gối
Một số biện pháp phòng tránh chấn thương khớp gối xảy ra

Một số biện pháp phòng tránh chấn thương đầu gối:

  • Tập luyện, chơi thể thao đúng cách, đúng kỹ thuật.
  • Thực hiện các bài tập khởi động, giãn cơ nhằm mục đích tăng cường lưu thông máy, bôi trơn khớp.
  • Hạn chế va chạm mạnh vào phần đầu gối.
  • Tập luyện với tạ, đẩy kháng lực hoặc tập thể dục thể hình để tăng cường sức mạnh cơ bắp.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, ăn uống khoa học.
  • Sử dụng các công cụ bảo vệ đầu khối khi chơi thể thao để hạn chế gặp phải chấn thương.

Trên đây là thông tin giới thiệu chi tiết về tình trạng bệnh lý chấn thương đầu gối mà chúng tôi muốn chia sẻ với quý độc giả Hy vọng bài này viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button