BlogSức khỏe

Chấn Thương Cơ Gân Kheo Là Gì? Các Tình Huống Dễ Gây Chấn Thương Cơ Gân Kheo Nhất

Đau cơ gân kheo là chấn thương các cơ ở phía sau đùi, thường xảy ra do các cơ này bị căng quá mức trong quá trình vận động hoặc di chuyển. Phần lớn các trường hợp có thể phục hồi hiệu quả thông qua điều trị bảo tồn như dùng thuốc, chườm lạnh và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu chấn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Làm Đẹp Khỏe tìm hiểu qua nội dung sau.

Chấn thương cơ gân kheo là gì?

Để giải đáp hamstring là gì cũng như chấn thương cơ gân kheo cụ thể sẽ như thế nào, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng này.

Phân độ chấn thương cơ gân kheo

Phân loại chấn thương cơ vùng sau đùi được xác định dựa theo tổn thương của cơ gân kheo là gì và mức độ thế nào, bao gồm:

  • Cấp độ I: Một số ít sợi cơ bị đứt hoặc tổn thương, người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc cứng ở phía sau chân, cơ sưng nhẹ nhưng vẫn có thể đi lại và gập đầu gối bình thường.
  • Cấp độ II: Khoảng một nửa số sợi cơ bị rách, gây đau cấp tính và sưng tấy. Một số trường hợp cơ có thể mất chức năng, ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
  • Cấp độ III: Hơn một nửa số sợi cơ bị đứt, gây sưng đau nghiêm trọng. Chức năng của cơ vùng sau đùi bị mất hoàn toàn, cơ rất yếu và khó cử động, cần được can thiệp phẫu thuật kịp thời.
phân độ chấn thương cơ gân kheo
Chấn thương cơ gân kheo được phân thành 3 mức độ chính

Nguyên nhân chấn thương gân kheo

Chấn thương các cơ vùng sau đùi hay cơ gân kheo có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tiêu biểu như:

  • Đầu gối bị duỗi thẳng khi xảy ra va chạm trong tai nạn giao thông, té ngã khi đang di chuyển hoặc chơi thể thao.
  • Hoạt động quá mức, dẫn đến căng cơ và gây chấn thương các cơ vùng sau đùi.
  • Đầu gối bị lệch sang một bên trong quá trình di chuyển hoặc vận động.
  • Chấn thương tại các cấu trúc khác trong khớp gối như đứt dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau… cũng có thể gây tổn thương cơ vùng sau đùi.

Triệu chứng của chấn thương gân kheo

Chấn thương gân kheo thông thường sẽ kèm theo một số triệu chứng điển hình sau:

  • Đau khi thực hiện động tác gập đầu gối nhằm chống lại lực cản.
  • Đau nhói phần phía sau đầu gối.
  • Bị đau, nhức khi ấn tay vào phần phía sau đầu gối.
  • Cảm giác khó chịu hoặc đau khi duỗi thẳng đầu gối.
  • Cảm giác lạo xạo lúc di chuyển đầu gối.
  • Bị đau đầu gối khi vác vật nặng hay leo cầu thang.
triệu chứng của chấn thương gân kheo
Chấn thương gân kheo gây khó khăn khi duỗi đầu gối

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp chấn thương cơ gân kheo nhẹ có thể tự chăm sóc hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám bác sĩ nếu gặp các dấu hiệu sau:

  • Triệu chứng sưng và đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vết thương không hề có dấu hiệu hồi phục.
  • Bị cảm giác ngứa ran hay tê đột ngột ở đầu gối hoặc chân.

Một số tình huống dễ gây chấn thương cơ gân kheo?

Chấn thương cơ hamstring xảy ra khi cơ bắp bị căng hoặc kéo dãn quá mức. Do đó, những tình huống dễ gây ra loại chấn thương này thường liên quan đến các hoạt động vận động mạnh, hoạt động thể thao như:

  • Chạy bộ.
  • Điền kinh
  • Khiêu vũ
  • Bóng đá
  • Bóng rổ
  • Trượt băng
  • Cử tạ

Chấn thương gân kheo có nguy hiểm không?

Không ít người thắc mắc rằng chấn thương gân kheo bao lâu thì khỏi và tình trạng này có để lại biến chứng gì không. Theo đó, chấn thương các cơ vùng sau đùi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khi người bệnh vội vàng quay lại hoạt động trước khi vết thương hồi phục hoàn toàn. Những biến chứng do đau cơ gân kheo có thể là tổn thương gân và các cấu trúc quan trọng khác ở đầu gối hoặc viêm khớp.

chấn thương gân kheo có nguy hiểm không
Chấn thương gân kheo có thể gây biến chứng viêm khớp

Phương pháp chẩn đoán chấn thương gân kheo

Khi chẩn đoán chấn thương cơ gân kheo, bác sĩ sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh và những triệu chứng cụ thể của cơn đau mà người bệnh đang gặp phải, sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng. Người bệnh có thể sẽ được chỉ định nằm ngửa trên bàn với đầu gối gập 90 độ. Bác sĩ sẽ lần lượt đẩy bàn chân và cẳng chân ra bên ngoài để kiểm tra mức độ sưng đau và phạm vi chuyển động.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) để có chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng chấn thương của các cơ vùng sau đùi. Phương pháp này giúp phát hiện tình trạng sưng gân, viêm bao gân, hoặc rách gân, đồng thời loại trừ các nguyên nhân khác như rách sụn chêm. Trong một số trường hợp, siêu âm cũng có thể được chỉ định để hỗ trợ chẩn đoán.

Phương pháp điều trị chấn thương gân kheo

Hầu hết các chấn thương đau gân kheo từ nhẹ đến trung bình đều có thể tự điều trị nếu được chăm sóc đúng cách. Để giúp tăng cường quá trình phục hồi sau chấn thương, một số phương pháp được khuyên dùng bởi các chuyên gia y tế gồm có:

  • Để cho chân được nghỉ ngơi: Đối với những cơn đau nghiêm trọng, nên sử dụng nạng khi di chuyển.
  • Chườm đá: Có thể dùng túi đá lạnh để chườm lên vùng cơ bị kéo căng và đau sưng. Điều này giúp giảm đau và làm dịu khu vực bị khó chịu.
  • Uống thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc không chứa steroid như Ibuprofen hoặc Naproxen có thể giúp giảm đau và sưng. Lưu ý dùng thuốc chỉ trong thời gian ngắn và chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tập vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập căng cơ nhằm ngăn ngừa các chấn thương tái phát.
  • Phẫu thuật: Nếu cơ bắp bị rách hoặc căng cơ quá mức, có thể cần phải phẫu thuật để điều trị và nối lại cơ bắp.
phương pháp điều trị chấn thương gân kheo
Có thể dùng thuốc giảm đau để hạn chế đau cơ gân kheo

Thiết lập chế độ sinh hoạt để hạn chế diễn biến của chấn thương

Bên cạnh các biện pháp giúp phục hồi cơ gân kheo, người bệnh cần chú ý đến các hoạt động hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ tái phát chấn thương. Theo đó, bạn cần ngưng tạm thời các hoạt động có thể gây đau ở vùng chấn thương cho đến khi có sự cho phép từ bác sĩ. Đồng thời, hãy tăng cường phát triển cơ bắp ở đùi, lưng dưới và xương chậu bằng các bài tập trị liệu, nhằm duy trì sự cân bằng cơ bắp sau khi chấn thương xảy ra.

Phòng ngừa chấn thương cơ gân kheo như thế nào?

Để tránh chấn thương ở cơ gân kheo, người mắc phải cần tuân thủ những điều sau:

  • Trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động thể chất nào, bạn cần làm nóng cơ thể và làm căng cơ.
  • Cần tăng dần cường độ hoạt động mỗi ngày nhưng không nên tăng quá nhanh. Khuyến cáo không nên tăng mức độ hoạt động quá 10% sau một tuần.
  • Nếu cảm thấy đau nhức phía sau đùi, hãy ngừng động tác ngay lập tức để tránh tổn thương.

Tóm lại, chấn thương cơ gân kheo dù là tình trạng không phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều phiền toái và đau đớn cho người mắc phải. Việc điều trị kịp thời và đúng cách đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi, giúp người bệnh nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, thói quen chăm sóc và bảo vệ cơ thể trong quá trình vận động hàng ngày cũng là yếu tố then chốt để ngăn ngừa tình trạng này tái phát.

Tin liên quan

Back to top button