BlogSức khỏe

Rách Sụn Chêm Đầu Gối Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp Điều Trị

Sụn chêm là một bộ phận vô cùng quan trọng trong cấu tạo khớp gối, giữ vai trò phân phối và truyền tải động lực cho toàn bộ cơ thể. Do đó, nếu trường hợp rách sụn chêm đầu gối xảy ra thì khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất hưởng. Để phòng tránh bệnh lý này, hãy cùng Làm Đẹp Khỏe đi khám phá bài viết dưới đây nhé!

Rách sụn chêm đầu gối là gì?

Sụn chêm khớp gối là tấm đệm nằm giữa đầu trên xương chày và đầu dưới xương đùi có chức năng chịu lực cho toàn bộ cơ thể, cung cấp hoạt dịch bôi trơn và dưỡng chất cho sụn khớp. Khi bộ phận này phải chịu tác động quá mạnh từ ngoại lực, nó sẽ bị rách và tạo thành các mảnh nhỏ kẹt trong khớp gối. Chính điều này làm cho đầu gối bị thoái hóa nhanh chóng, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển của người bệnh.

Rách sụn chêm đầu gối là gì
Rách sụn chêm đầu gối là chấn thương rất dễ xảy ra

Vị trí, cấu tạo và chức năng của sụn chêm là gì?

Sụn chêm đầu gối bao gồm có 2 tấm là sụn chêm trong, sụn chêm ngoài nằm giữa xương đùi và xương chày với kích thước trung bình từ 3 đến 5mm.

  • Sụn chêm trong: Nằm phía bên trong khớp gối với hình dạng chữ C, chiều dài từ 5 – 6cm.
  • Sụn chêm ngoài: Nằm ở phía ngoài khớp gối và có hình dạng chữ O.
vị trí, cấu tạo và chức năng của sụn chêm
Giải phẫu cấu tạo và chức năng của sụn chêm

Sụn chêm gối đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì cân bằng cơ thể, cụ thể như:

  • Hạn chế tối đa tình trạng dằn xóc khớp gối trong quá trình di chuyển, vừa hấp vừa phân tán đều các lực tác động lên phần gối.
  • Kết hợp với các cấu trúc khác như cơ bắp, dây chằng, xương gối đều tạo nên sự vững chắc cho khớp.
  • Sụn chêm có tác dụng phân tán dịch bôi trơn và duy trì các chất dinh dưỡng nuôi sụn khớp.
  • Lấp đầy khe khớp, hạn chế tối đa tính trạng bao khớp bị mắc kẹt.

Đối tượng dễ gặp phải chấn thương sụn chêm

Rách sụn chêm đầu gối là một chấn thương rất phổ biến, thường xuyên xảy ra trên nhóm người:

  • Vận động viên: Những người tham gia các môn thể thao đòi hỏi phải xoay khớp gối liên tục, bật cao như bóng đá, bóng cổ, bóng chuyền,…
  • Người lớn tuổi: Theo thời gian, sụn chêm dần thoái hóa và dễ bị rách. Bệnh lý này thường xảy ra ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử viêm khớp.
  • Người thừa cân: Cân nặng dư thừa sẽ gây áp lực lên gối làm tăng nguy cơ rách sụn chêm.
  • Người bị bệnh: Một số cá nhân có cấu trục khớp gối bất thường bẩm sinh, chẳng hạn như genu valgum hay genu varum thì rất dễ có nguy cơ bị rách sụn khớp gối.
đối tượng dễ gặp chấn thương sụn chêm
Một số đối tượng dễ gặp phải chấn thương rách sụn chêm

Nguyên nhân gây ra chấn thương rách sụn chêm

Rách sụn chêm đầu gối có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:

  • Tham gia các hoạt động thể thao đòi hỏi xoay khớp gối liên tục, bật nhảy hoặc các môn thể thao va chạm mạnh,…
  • Té ngã, đầu ngồi bị tác động sức mạnh từ bên ngoài.
  • Thoái hóa khớp về lâu dài có thể khiến sum chêm bị tổn thương.
  • Gặp phải TNGT hoặc đột ngột đứng lên trong tư thế khớp gối đang vị vặn.
nguyên nhân gây ra chấn thương rách sụn chêm
Sụn chêm có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau

Những dấu hiệu cụ thể để nhận biết rách sụn chêm là gì?

Rách sụn chêm trong hoặc sụn chêm ngoài rất khó để phát hiện vì người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường, thậm chỉ là chạy nhảy hoặc chơi thể thao. Cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện sau 2 – 3 ngày, lúc này các dấu hiệu tổn thương mới rõ rệt.

  • Khu vực đầu gối bị sưng phù, đau nhức.
  • Khi rách sụn chêm đầu gối sẽ nghe có tiếng nổ.
  • Khó co duỗi chân khi các mảnh vụn bị kẹt trong khớp gối.
  • Ấn tay nhẹ vào vùng gối sẽ có cảm giác đau.
  • Di duyển khó khăn, cảm giác lạo xạo từ khớp gối.
dấu hiệu nhận biết rách sụn chêm
Một số dấu hiệu thường xuất hiện ở người bị rách sụn chêm

Rách sụn chêm gối có hồi phục được không?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà sụn chêm hoàn toàn có thể phục hồi. Nếu như rách sụn chêm nhẹ ở những vùng có mạch máu nuôi dưỡng thì vết thương hoàn toàn có thể tự lành. Trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng thì người bệnh bắt buộc phải làm phẫu thuật để chấn thương phục hồi nhanh chóng.

Biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị rách sụn chêm kịp thời

Rách sụn chêm đầu gối là một chấn thương không quá nghiêm trọng tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì chắc chắn sẽ biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm.

  • Teo cơ tứ đầu đùi: Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, khiến người bệnh mất khả năng di chuyển, không thể co duỗi thẳng chân.
  • Hư khớp gối: Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng rách sụn sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong trường hợp bộ phận này bị hư hoàn toàn, người bệnh bắt buộc phải cắt bỏ nó. Điều này sẽ khiến các cơ khớp nhanh chóng thoái hóa dẫn đến hư khớp gối.
  • Kéo theo các bộ phận khác cùng tổn thương: Theo nhận định của các bác sĩ, chấn thương rách sụn chêm có thể kéo theo các tổn thương khác như phù tủy xương, bong chỗ bám, tổn thương dây chằng,…
biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị rách sụn chêm
Một số biến chứng nguy hiểm đối với chấn thương rách sụn chêm

Phương pháp chẩn đoán vỡ sụn chêm trong y khoa

Đối với những tình trạng rách sụn chêm đầu gối, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh bệnh chụp X-quang và MRI khớp gối để chẩn đoán chính xác hơn.

  • Chụp X-quang cho phép người bệnh nhìn thấy hình ảnh khe khớp.
  • Chụp MRI sẽ giúp chẩn đoán tình trạng nặng nhẹ của vết rách, đồng thời phát hiện những bệnh lý đi kèm như đứt dây chằng chéo trước/sau, thoái hóa sụn khớp,…

Các phương pháp điều trị rách sụn chêm như thế nào?

các phương pháp điều trị rách sụn chêm ra sao?
Phác đồ điều trị chấn thương rách sụn chêm hiệu quả

Hiện nay, tùy vào mức độ chấn thương mà việc điều trị rách sụn chêm sẽ áp dụng những phương pháp khác nhau.

Điều trị không phẫu thuật

Phác đồ điều trị này được sử dụng cho những bệnh nhân gặp phải chấn thương rách sụn chêm đầu gối nhẹ, ở vị trí 1/3 ngoài sát bao khớp giàu máu nuôi dưỡng. Phương pháp này chủ yếu là chường đá, hạn chế vận động, sử dụng thuốc giảm đau để chống viêm, chống phù nề.

Phẫu thuật

Liều trình phẫu thuật phục hồi sụn chêm sẽ được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau:

  • Cắt sụn khớp gối: Phần sụn chêm bị tổn thưởng trên 6 tuần với vị trí rách ở vùng 2/3 trong sẽ bị loại bỏ bằng kỹ thuật cắt tiết kiệm vùng rách, giữa lại vùng nguyên giáp bao khớp để không làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh sau khi phục hồi.
  • Ghép sụn chêm vào vùng tổn thương: Đây là một trong những thao tác vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự đồng nhất về loại sụn chêm. Hiện tại ở Việt Nam thì chưa thể thực hiện phương pháp này.
  • Khâu sụn chêm: Kỹ thuật khâu sụn sẽ được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp có vết rách dọc, chưa quá 6 tuần với vị trí 1/3 ngoài sát bao khớp nơi có nhiều mạch máu. Nhờ đó mà chấn thương có thể mau chóng bình phục và không để lại biến chứng nguy hiểm.

Hướng dẫn cách chăm sóc phục hồi rách sụn chêm sau phẫu thuật

cách chăm sóc phục hồi rách sụn chêm sau phẫu thuật
Hướng dẫn cách phục hồi rách sụn chêm sau phẫu thuật

Chăm sóc phục hồi rách sụn chêm sau phẫu thuật là việc làm vô cùng quan trọng, giúp chấn thương hồi phục nhanh chóng, hạn chế tối đa các di chứng có thể xảy ra.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sau phẫu thuật

Người bệnh sau điều trị rách sụn chêm đầu gối cần phải tuân thủ các chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo chấn thương phục hồi nhanh chóng. Thực hiện nghiêm chỉnh thời gian nẹp đồng, thường xuyên luyện tập vật lý trị liệu, hạn chế các hoạt động gây áp lực lên khớp gối. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể để sụn chêm gối mau lành.

Phòng ngừa chấn thương

Để phòng tránh chấn thương rách sụn chêm và biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để gia tăng sự dẻo dai của khớp gối.
  • Khởi động khớp gối kỹ lưỡng trước khi tham gia các hoạt động thể thao, chạy nhảy.
  • Hạn chế việc đứng lên, xoay gối đột ngột.
  • Thực nhiễm nghiêm chỉnh các chỉ định của bác sĩ tránh lặp lại những chấn thương rách sụn chêm.

Bài viết trên đây là những chia sẻ chi tiết về chấn thương rách sụn chêm đầu gối dành cho bạn tham khảo. Khi gặp những vấn đề liên quan đến khớp gối thì hãy đến gặp bác ngay lập tức để kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button