Trật chân là một chấn thương khá phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, nhất là những người hay chơi thể thao. Tình trạng này nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để cùng Làm Đẹp Khỏe tìm hiểu chi tiết về các dấu hiệu, nguyên nhân xảy ra chấn thương trật khớp cổ chân nhé!
Trật khớp cổ chân là gì?
Trật khớp chân là tình trạng các khớp xương ở cổ chân bị lệch khỏi vị trí cấu tạo. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến phần khớp tại đây khiến cho việc di chuyển của người bệnh trở nên khó khăn.
Bị trật chân thường sẽ không đi kèm với gãy xương, đa phần là do tổn thương bao khớp và các dây chằng. Trong y khoa, tình trạng này còn được biết đến với tên gọi là bong gân và có thể điều trị dứt điểm sau khoảng 6 – 10 tuần.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh lý trật khớp cổ chân
Tương tự như trật khớp cổ, khớp lưng, trật cổ chân có khiến người bệnh phải chịu những cơn đau thấu xương ngay cả khi không hoạt động. Bên cạnh đó, một số người còn xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Bầm tím, phù nề quanh vùng khớp bị trật.
- Chảy máu, khó cử động khớp cổ chân.
- Mắt cá chân bị biến dạng, méo mó.
- Không thể đứng dậy, di chuyển.
Các nguyên nhân gây ra trật khớp cổ chân thường gặp
Là một bộ phận phải chịu áp lực của toàn bộ cơ thể, chính vì vậy mà phần cổ chân rất dễ dính phải chấn thương. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng lệch cổ chân:
- Vấp ngã: Đây là nguyên nhân phổ biến dễ gây ra tình trạng trật khớp.
- Xoay cổ chân đột ngột: Ví dụ như chơi thể thao hoặc bước hụt chân.
- Chấn thương do va đập: Bị vật nặng va đập vào cổ chân.
- Đi giày cao gót: Sử dụng giày cao gót trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ chân bị trật khớp.
- Bị bệnh: Mắc hội chứng Ehlers-Danlos gây ra tình trạng da, mô, khớp bị lỏng lẻo.
Khi bị trật khớp cổ chân nên làm gì?
Trật chân nên làm gì? Đây là một trong những câu hỏi mà người bệnh vô cùng quan trọng khi gặp phải tình trạng này. Thao tác xử lý ban đầu cho các trường hợp trật khớp cổ chân là tuân thủ nguyên tắc R – I – C – E:
- R (rested): Cho bệnh nhân ngồi yên một chỗ, hạn chế tối đa việc vận động để tránh tình trạng chấn thương càng thêm nghiêm trọng. Có thể sử dụng nẹp để cố định phần cổ chân.
- I (ice): Sử dụng đá lạnh chườm vào vùng bị chấn thương nhằm làm giãn mạch máu, giảm sưng tấy, mẩn đỏ.
- C (compression): Sử dụng băng thun để giúp lưu thông máu tại bùng chấn thương.
- E (elevation): Cho bệnh nhân kê chân lên các vật dụng cao từ 10 – 20cm.
Sau các bước xử lý ban đầu, tiến hành đưa bệnh nhân đến các cơ sở thăm khám chuyên khoa để chụp Xquang và xác định chính xác tình hình bệnh lý. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương nặng nhẹ do chính bác sĩ chỉ định. Cụ thể như:
- Gây tê vùng bị chấn thương và thực hiện thao tác nắn chỉnh khớp.
- Đối với những vết thương nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sẽ phải bó bột một thời để các tổn thương phần mềm có thể phục hồi, sau đó mới tiến hành nắn chỉnh khớp.
Lật cổ chân bao lâu thì bình phục?
Thời gian bình phục trật khớp cổ chân sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
- Trật khớp nhẹ: Bình phục trong vòng 3 – 4 tuần.
- Trật khớp nặng: Để bình phục hoàn toàn có thể mất đến 2 – 3 tháng.
Trật khớp cổ chân là chấn thương phổ biến có thể điều trị dứt điểm nếu như được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ qua bài viết sẽ mang đến những nội dung bổ ích, giúp chất lượng cuộc sống của bạn ngày một được cải thiện.